BẢO QUẢN KHUÔN TRONG GIA CÔNG ĐỘT DẬP

I. KHUÔN TRONG  GIA CÔNG ĐỘT DẬP

Khuôn gia công đột dập là phần quan trọng nhất trong gia công đột dập. Sản phẩm gia công đột dập phụ thuộc phần lớn vào khuôn, phần còn lại là phụ thuộc vào máy gia công và người gia công vận hành.

Vì vậy quá trình bảo quản khuôn rất quan trọng. Khuôn gia công có bền và cho ra sản phẩm tốt, đạt yêu cầu kỹ thuật hay không là do quá trình bảo quản khi bạn dùng gia công lại lần 2,3….

II. VẬT LIỆU VÀ BẢO QUẢN KHUÔN TRONG GIA CÔNG ĐỘT DẬP

1. Vật liệu gia công khuôn đột dập

Trong chế tạo khuôn mẫu, vật liệu thép làm khuôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, chúng quyết định chất lượng khuôn, chất lượng sản phẩm, thời hạn sử dụng khuôn và chi phí gia công. Với các loại thép thường, có độ cứng thấp, các chế độ gia công cắt gọt cũng dễ dàng hơn, ít hao mòn gia công, đánh bóng làm nguội dễ dàng, nhưng bề mặt sẽ không đạt được độ bóng cao. Nên giá thành và chi phí gia công khuôn thấp.

 

Ngược lại, chủng loại thép chất lượng có độ cứng cao hơn sẽ cho bề mặt sản phẩm hoàn hảo và tính chất cơ lý tốt như chịu được va đập, chịu mài mòn tốt, chịu được nhiệt độ cao trong thời gian dài, chống gỉ, tăng tính bền cho khuôn,… Ngoài ra, ở loại thép này ta có thể thấm Nito tăng cứng bề mặt hoặc mạ Crom, Niken, tôi thể tích,…tùy theo yêu cầu kỹ thuật của từng chi tiết. Giá thành và chi phí gia công cao.

 

Sau đây là một số vật liệu thông dụng được sử dụng rộng rãi trong nghành chế tạo khuôn mẫu gia công đột dập

:

-Thép S45C, S50C: độ cứng 14-18 HRC – thường dùng làm vỏ khuôn

-Thép 2311, P20: độ cứng 28-32 HRC – làm insert cho khuôn sản phẩm lớn, sản lượng ít (dưới 300.000 sản phẩm)

-Thép NAK80, P21: độ cứng 38-42 HRC – làm insert khuôn cần đánh bóng cao, sản lượng trung bình (300.000 – dưới 1 triệu sản phẩm)

-Thép 2083, STAVAX: độ cứng trước nhiệt luyện 22HRC, sau nhiệt luyện 45-52 HRC, dùng làm insert khuôn cần độ bóng cao, chống gỉ, sản lượng lớn ( trên 1 triệu sản phẩm)

Ngoài ra, còn có những chi tiết yêu cầu chức năng đặt biệt như phải chịu ma sát lớn, chịu lực ép lớn, chống mài mòn, chịu va đập cao,…Vật liệu của chúng còn tùy thuộc vào mỗi nơi theo mỗi công nghệ và kinh nghiệm khác nhau để cho ra chất lượng khuôn khác nhau.

 

2. Bảo quản khuôn gia công đột dập

Như đã nới ở trên quá trình bảo quản khuôn rất quan trọng trong gia công đột dập. Trong quá trình bảo quản khuôn chúng ta cần lưu ý những vấn đề như:

+ Tuyệt đối không được để khuôn bị han, rỉ….biến dạng trong mặt khuôn làm việc

+ Trong quá trình khuôn dập làm việc ta cần phải chú ý bơm dầu bôi trơn các chốt dẫn hướng và định vị của khuôn. Để tránh và hạn chế được sự mài mòn của ma sát.

+ Khi phoi trong quá trình gia công đột dập bị lưu trên mặt khuân cần dừng máy và làm sạch ngay. Tránh phoi làm hỏng, xước và biến dạng mặt khuôn. Trước khi tháo khuôn gia khỏi máy gia công đột dập cần làm vệ sinh thật sạch và tra dầu hoặc chất chống rỉ chuyên dụng dùng trong bảo quản khuôn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dầu chuyên dụng cho khuôn.

+ Để khuôn ở những nơi thoáng, không ẩm mốc hay nước mưa, không để trực tiếp xuống nền đất. Các khuôn không được xếp chồng nên nhau, tránh va đập.

+ Lập quy trình thời gian bảo dưỡng và kiểm tra bảo quản khuôn. Tuân thủ đúng thời gian quy trình để khuôn được tối ưu nhất về độ bền.